Tự giác, biết kỷ luật bản thân là điều cần thiết trong quá trình nuôi dạy một đứa trẻ.
Khi trở thành cha mẹ, có một tính cách mà hầu hết ai cũng muốn có ở con mình, đó chính là tính kỷ luật. Bởi suy cho cùng, chỉ cần một đứa trẻ biết kỷ luật bản thân, bố mẹ sẽ không cần phải nhắc nhở nhiều, chúng có thể tự làm tốt những việc của mình, tương lai không để người khác phải lo lắng.
Steve Jobs từng nói rằng: “Kỷ luật là tự tin, tự tin và tự do. Cuộc sống không có kỷ luật sẽ thoải mái hơn rất nhiều”. Người ta kể lại rằng, khi Steve Jobs lại nên đế chế Apple, ông luôn thức dậy vào lúc 4 giờ sáng và hoàn thành hết công việc trước 9 giờ tối. Chính sự kỷ luật và tự giác bền bỉ suốt nhiều năm trời đã tạo nên một đế chế Apple như ngày nay.
Việc theo đuổi tính kỷ luật cần phải có chiến lược và sự kiên trì. Lười biếng là kẻ thù lớn nhất của tính tự giác. Thế nhưng, một đứa trẻ không tự nhiên hình thành được đức tính này, chúng cần sự hướng dẫn từ bố mẹ từ lúc ban đầu. Nếu bố mẹ nắm vững được những nguyên tắc sau đây, trẻ sẽ sớm rèn được tính kỷ luật và tự giác.
1. Động viên con cái
Nếu một đứa trẻ không có tính tự giác, việc đầu tiên bố mẹ cần quan tâm đó là tâm lý của con mình như thế nào. Tính kỷ luật mang lại sự tự tin cho một đứa trẻ. Thế nhưng, đôi khi có thể kết quả học tập không tốt có thể khiến trẻ buồn. Lúc này, bố mẹ cần động viên con mình, chẳng hạn như nói: “Mặc dù điểm số quan trọng đối với một học sinh nhưng năng lực mới thực sự là điều cần thiết. bố mẹ tin rằng, nếu con chăm chỉ hơn nữa, điểm số chắc chắn sẽ được cải thiện”.
Khi một đứa trẻ nhận ra thái độ sống, tập trung vào khả năng của bản thân, chúng sẽ ngày càng tự tin và ý thức hơn trong việc học tập.
2. Trở thành hình mẫu
Cách tốt nhất để một đứa trẻ rèn được tính kỷ luật chính là bố mẹ trở thành tấm gương cho con cái noi theo. Môi trường giáo dục gia đình rất quan trọng, nó có thể thúc đẩy tính tự giác của một người.
Trong đó, bố mẹ cần thực hiện tốt các quy tắc giáo dục như sau:
- Không hứa suông, nếu đã hứa thì cần thực hiện cho bằng được.
- Khi trẻ có một kế hoạch nào đó, dù tốt hay xấu bố mẹ chỉ nên đưa ra gợi ý, không quyết định thay.
- Khuyến khích con cái giữ lời hứa và biết quý trọng thời gian.
- Xây dựng kế hoạch cuộc sống và hoàn thành kế hoạch theo đúng trình tự thời gian.
- Phân chia công việc nhà và làm theo một thói quen.
- Cho phép trẻ làm những gì chúng thích.
3. Kìm nén sự thương xót trước sự vất vả của con cái
Trẻ biết tự rèn luyện tính tự giác thường có tính kiên trì. Khi gặp khó khăn, chúng sẽ nỗ lực hết mình để hoàn thành mục tiêu, dù biết rằng quá trình đó rất vất vả.
Để rèn tính tự giác cho con cái, bố mẹ cần học cách không xót con khi thấy trẻ quá vất vả. Đằng sau sự vinh quang là chuỗi ngày cay đắng và sóng gió. Chỉ có số ít những người chịu đựng được khó khăn mới đạt được thành công.
Để làm được điều này, bố mẹ cần nhớ những điều sau:
- Không can thiệp vào những gì con cái có thể tự làm.
- Khuyến khích trẻ sáng tạo và thử những khám phá mới.
- Khi trẻ gặp phải thất bại, hãy nói rằng: "Hãy thử lại, kết quả sẽ khác".
- Không tùy tiện can thiệp vào các quyết định của trẻ.
- Đưa trẻ tham gia các hoạt động tăng sức bền như leo núi, chạy đường dài, chơi đá bóng, trồng cây hoặc câu cá…
0 Nhận xét